CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU LÂM SINH

JS required
JS required

MỤC QUẢNG CÁO

HOALUCco.

PHUHOAshop

LAMSINH

Thông Tin Phòng Chống Dịch bệnh

Phương pháp diệt cây tầm gửi bằng thuốc hóa học ở CTCS Phú Riềng: Cần tiếp tục thử nghiệm.

Email In
Cây tầm gửi (TG) là loại cây sống ký sinh trên rất nhiều loại cây công nghiệp khác nhau. Loài cây này có khoảng 14 loài, riêng trên cây cao su có 2 loài. Tại CTCS Phú Riềng, TG gây hại nhiều trên vườn cây, được công ty phát hiện từ năm 2000, đến năm 2004, công ty bắt đầu mạnh tay thực hiện nhiều biện pháp diệt loài cây này, bảo vệ vườn cây cao su.
Đọc thêm...
 

BỆNH NỨT CHẾT LẠI DO NẤM GÂY HẠI TRÊN CÂY CAO SU VÀ CÁCH TRỊ BỆNH

Email In
Để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản (KTCB) của cây cao su, trong những năm gần đây các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn CNCS VN đã sử dụng nhiều cây giống có từ 1 đến 5 tầng lá thay vì sử dụng stump trần, bầu cắt ngọn. Tuy nhiên, gần đây, một loại bệnh xuất hiện đã gây hại nặng cho cây cao su giống có tầng lá dẫn đến chết lại, không những cho vườn bầu mà còn vườn cây kiến thiết cơ bản. Đó là bệnh nứt chết lại do nấm (Botryodiplodia theobromae Pat).
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 30 Tháng 7 2010 09:31 ) Đọc thêm...
 

BỆNH NỨT CHẾT LẠI DO NẤM GÂY HẠI TRÊN CÂY CAO SU VÀ CÁCH TRỊ BỆNH

Email In
Để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản (KTCB) của cây cao su, trong những năm gần đây các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn CNCS VN đã sử dụng nhiều cây giống có từ 1 đến 5 tầng lá thay vì sử dụng stump trần, bầu cắt ngọn. Tuy nhiên, gần đây, một loại bệnh xuất hiện đã gây hại nặng cho cây cao su giống có tầng lá dẫn đến chết lại, không những cho vườn bầu mà còn vườn cây kiến thiết cơ bản. Đó là bệnh nứt chết lại do nấm (Botryodiplodia theobromae Pat).
Đọc thêm...
 

CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY CAO SU

Email In

1/ Bệnh héo đen đầu lá


Bệnh này xảy ra nhiều vào mùa mưa. Bệnh gây hại cho lá non và chồi non có thể dẫn đến chết chồi, chết ngọn. Bệnh gây rụng lá non dưới 2 tuần tuổi, lá già không rụng thì méo mó, mặt lá ghồ ghề, bệnh gây khô ngọn, khô cành từng phần hoặc cả cây.

Phòng Trị : Để phòng ngừa bệnh này, ta sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun lên lá non: Carbendazim 500FL nồng độ 0,2%, Anvil 5SC 7 đến 10 ngày 1 lần.

2/ Bệnh đốm mắt chim

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa.

Phòng Trị: Các kết quả khảo sát hiệu lực của các loại thuốc trị bệnh đốm mắt chim thì trong 4 loại thuốc đã dùng trong thí nghiệm, xét về hiệu quả kỹ thuật thì cả 3 loại thuốc Alvin 5SC, Dithane M – 45 80 WP và Ridomil Gold 68 WP đều cho hiệu quả cao là trị hết bệnh hoàn toàn, trong đó thuốc Dithane M – 45 80 WP có hiệu quả trị bệnh nhanh nhất, kế đến là thuốc Alvin 5SC và Ridomil Gold 68 WP, thuốc Sulox 80 WP cho hiệu quả không cao bằng nhưng chênh lệch không đáng kể. Còn xét về chi phí thí nghiệm thì Sulox 80 WP lại có chi phí thấp nhất, kế đến là Alvin 5SC, riêng Dithane M – 45 80 WP và Ridomil Gold 68 WP có chi phí tương đối cao.

3/ Bệnh  khô ngọn:

Triệu chứng: Chồi bị rụng lá, có những đốm nấu đến đen trên vỏ còn xanh. Sau đó lây lan xuống dưới và phần bị nhiễm chết khô. Nếu vết bệnh không được xử lý có thể gây chết chồi hoặc toàn bộ cây.

Phòng Trị: Khi cây bị bệnh, cưa dưới vết bệnh 10-20cm dùng vaseline bôi một lớp mỏng tại vị trí cắt. Nếu chồi đã hoá nâu dùng dung dịch nước vôi 5% quét toàn bộ thân để tránh sự xâm nhập của nấm bệnh và nhiệt độ.

4/ Bệnh nứt vỏ

Bệnh nứt chết lại do nấm thường xảy ra trên vỏ đã hóa nâu, nặng ở vùng tái canh. Vị trí gây hại bắt đầu từ thân và tiếp giáp với mặt đất; thường xuất hiện trong mùa mưa (từ tháng 6 – 11 hàng năm)

Phòng Trị: Để điều trị bệnh này có hiệu quả tối ưu: Dùng thuốc trừ nấm gốc Carbendazim   phối hợp Carbendazim và Hexaconazole theo tỷ lệ 2:5 pha ở nồng độ 0,5%. Bên cạnh đó nên phối hợp chất bám dính để tăng hiệu quả và hạn chế sự rửa trôi do nước mưa (dùng bình phun ướt toàn bộ phần bị nhiễm 2 – 3 lần với chu kỳ 10 ngày/lần.

5/ Bệnh nấm hồng:


Triệu chứng của bệnh là ban đầu vết bệnh có mủ chảy và có tơ nấm hình mạng nhện màu trắng, lúc bệnh nặng chuyển sang màu hồng. Khi cành chết lá khô không rụng, phía dưới vết bệnh mọc ra nhiều chồi.

Phòng Trị: Để phòng trị bệnh này, ta cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện. Khi phát hiện bệnh ta phun một trong các loại thuốc sau: Validamycine nồng độ 1,2%, Anvil 5SC nồng độ 0,5%, các loại thuốc trên cần kết hợp với các loại thuốc bám dính với chu kỳ 10 đến 14 ngày một lần. Sau khi phun phải kiểm tra đánh dấu cây bệnh để xử lý lại nếu bệnh chưa khỏi. Ngưng cạo những cây bị chết tán hoặc những cây bệnh nặng, vào mùa khô tiến hành cưa cắt cây, cành bị chết và đưa ra bìa lô để đốt.

-Nếu cây ít bị bệnh nên trị bằng cách dùng vôi hòa với sunphat đồng theo hướng dẫn rồi bôi xung quanh vùng bị bệnh.

 

 

 

 

Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 29 Tháng 3 2010 10:33 )
 
Trang 15 trong tổng số 15 trang
You are here: Home Dịch Bệnh Trên Cây Cao Su