
Điều này là do năng suất sẽ thấp hơn vì diện tích mới được trồng ở các vùng không truyền thống và kèm theo là thanh lý hàng loạt các cây già có thể sẽ được thực hiện trong vài năm tới. Thêm vào đó, các yếu tố khác bao gồm biến đổi khí hậu, tốc độ khôi phục kinh tế toàn cầu, giá dầu thô, v.v. sẽ có ảnh hưởng lên nguồn cung cao su thiên nhiên trong các ngày sắp đến.
Sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu được ước tính gia tăng 6,3% như theo số liệu và các ước tính được 11 quốc gia hội viên của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) chiếm hơn 92% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, báo cáo vào giữa tháng 9 năm 2010. Tuy nhiên tăng trưởng năm trong giai đoạn 2007-10 chỉ là 0,7%.
Diện tích khai thác
Tổng diện tích khoảng 2,55 triệu hecta sẽ được đưa vào khai thác mới trong giai đoạn từ 2012-17, bằng 36% diện tích khai thác hiện có (7,037 triệu hecta) trong toàn bộ các quốc gia hội viên của ANRPC. Trong khi đó, tỷ lệ thanh lý vườn cây già ở mức cao có thể ảnh hưởng một phần nào đó đến sản lượng bổ sung này. Cũng cần phải ghi nhớ rằng tỷ lệ trồng mới thì rất cao trong những năm 80. Tuy nhiên việc chuyển đổi diện tích trồng cao su sang cây trồng khác vẫn tiếp tục tại một số quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên. Mặc dù vậy, diện tích khai thác sẽ mở rộng đáng kể tại Thái Lan, Việt Nam và Trung quốc và điều này có thể sẽ có thay đổi trong thứ hạng của các quốc gia về cung cứng cao su thiên nhiên cho đến 2015. Việt Nam sẽ là quốc gia sản xuất lớn thứ 3 tiếp theo là Ấn Độ ở hạng 4 và Malaysia đứng hàng thứ 5. Năng suất bình quân sau năm 2011 sẽ chịu ảnh hưởng thuận lợi từ cải tiến giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng bất thuận từ cơ cấu tuổi cây đang khai thác dẫn đến sự vượt trội của các cây già/tơ năng suất thấp, các ảnh hưởng bất thuận do thay đổi cơ cấu địa lý và chuyển đổi xu thế chính sách từ sản lượng cao su thiên nhiên sang lợi nhuận của người nông dân và các thách thức của biến đổi khí hậu.
Triển vọng 2011
Trong hầu hết các nước sản xuất cao su thiên nhiên chính, tái canh đã bị hoãn lại trong hai năm qua dường như sẽ được thực hiện trong năm 2011 đối với diện tích cây già trồng trong giai đoạn 1980-81. Do yếu tố này và vì tốc độ trồng trong các năm 2003, 2004 thấp nên chỉ có một số ít diện tích có thể được đưa vào cạo trong năm 2011. Tại Malaysia, quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn hạng 3 trên thế giới, diện tích khai thác dường như sẽ không mở rộng do có sự tiếp tục chuyển đổi diện tích cao su sang các cây trồng khác. Các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng trong năm 2011 là cơ cấu tuổi cây khai thác, cơ cấu diện tích khai thác bị thay đổi theo địa lý, thiếu hụt lao động và khai thác không có kỹ thuật. Và sau cùng là biến đổi khí hậu và sự khó dự báo thời tiết.
Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA)