CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU LÂM SINH

JS required
JS required

MỤC QUẢNG CÁO

HOALUCco.

PHUHOAshop

LAMSINH

Doanh nghiệp phải hành động để tự cứu mình.

Email In
CSVN – Đối với doanh nghiệp (DN) ngành cao su, để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ việc Trung Quốc (TQ) phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT), các  DN VN cần đa dạng hóa thị trường, từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường TQ, kết hợp với việc cắt giảm giá thành, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu (XK).






DN Việt bất lợi, DN Trung Quốc được lợi.

Trong những ngày qua, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực đã bị tác động mạnh bởi việc Ngân hàng Trung ương  TQ 3 lần thực hiện chính sách điều chỉnh giảm tỷ giá đồng NDT, với mức giảm lên đến 4,6%.
Dù Ngân hàng Nhà nước VN kịp thời điều chỉnh tăng biên độ tỉ giá giữa Đồng Việt Nam và USD Mỹ từ +/-1% lên +/-2%, nhưng diễn biến thị trường chứng khoán, tiền tệ, vàng… trong những ngày qua rất đáng quan ngại.
Theo các chuyên gia kinh tế, động thái điều chỉnh tỷ giá đồng NDT sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu (XK) của doanh nghiệp (DN) VN. Từ đó sẽ làm mất cân đối thương mại Việt – Trung, khi VN đã mức thâm hụt 16,5 tỷ USD với TQ trong 6 tháng đầu năm 2015.
Ảnh hưởng lớn nhất là XK của VN vào TQ. Cụ thể, hàng hóa VN trở nên đắt hơn tại TQ, dẫn đến sức cạnh tranh của hàng VN tại TQ giảm, trong khi những nhà nhập khẩu hàng hóa từ TQ lại được lợi.
Trước động thái này từ phía TQ, không ít DN VN lo lắng việc XK sang thị trường này tới đây sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn. DN có thể bị buộc phải hạ giá bán hoặc cạnh tranh với DN từ nước khác XK sang thị trường TQ. Trong khi đó, không ít DN sản xuất trong nước lo ngại hàng TQ giá rẻ sẽ cạnh tranh với hàng Việt trên chính “sân nhà”.
Tuy nhiên, điều lo ngại hơn là phía đối tác TQ có thể lợi dụng động thái này để ngừng mua hoặc ép giá, phá vỡ hợp đồng với đối tác VN. Thực tế, đã xuất hiện tình trạng DN TQ đề xuất DN VN giảm giá, kể cả phải phá bỏ hợp đồng đã thỏa thuận trước đó, nếu không họ sẽ giảm số lượng nhập hoặc tìm kiếm nhà XK khác.

DN XK nông sản gặp khó
Việc NDT mất giá sẽ tác động tiêu cực lên cán cân thương mại VN và tạo áp lực lên một số ngành hàng XK, nhất là nông sản. Điều đáng lo nhất là XK nhiều mặt hàng nông sản phụ thuộc thị trường TQ. Cụ thể, TQ hiện chiếm tới 38% thị phần XK gạo; 85% sản lượng sắn lát; cao su gần 40%, hạt điều trên 20%… Nếu TQ ngừng mua thì DNVN sẽ điêu đứng. Để giữ bạn hàng, đối tác, nhiều DN VN buộc phải giảm giá bán, lợi nhuận vì thế cũng sẽ giảm.
Nông sản VN phần lớn xuất sang TQ theo đường tiểu ngạch và biên mậu. Do thực hiện giao dịch tại điểm bên mua nên được thanh toán bằng NDT, khi về VN, DN phải đổi sang USD để kê khai thuế hải quan cửa khẩu, sau đó tiếp tục bán để lấy VNĐ. Vì thế các DN đang chịu thiệt hại kép để bù tỉ giá.
Với DN ngành cao su, XK cao su từ năm ngoái đến nay vốn gặp nhiều khó khăn do giá bán bị giảm, giờ càng bị ảnh hưởng tại thị trường nhập khẩu lớn nhất là TQ do việc phá giá đồng NDT. Dù DN ngành cao su, nhất là DN trực thuộc VRG, đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, nhưng nhìn chung XK cao su nguyên liệu của nước ta vẫn phụ thuộc thị trường TQ. Trong 7 tháng đầu năm nay, lượng XK cao su nước ta qua TQ vẫn chiếm tới 48% với khối lượng 248.000 tấn.
Khi đồng NDT giảm giá sẽ khiến giá cao su nhập khẩu đắt hơn, do đó TQ sẽ có xu hướng sử dụng cao su nội địa thay vì nhập khẩu. Đối với các hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, trước bối cảnh đồng NDT mất giá, các DN TQ phải chi thêm hơn 4% cho các đơn hàng mua với giá trước đây. Vì vậy họ đang có xu hướng ép giá cao su VN để bù đắp lại phần thâm hụt khi chuyển đổi từ NDT sang USD.

Tự cứu mình
Xâu chuỗi lại những diễn biến từ thị trường TQ tác động tới hàng nông sản XK VN trong nhiều năm trở lại đây, có thể dễ dàng nhận thấy: Trước việc TQ phá giá đồng NDT, đã nhiều lần các DN XK VN phải lao đao bởi những động thái thay đổi khác của họ. Ví như chuyện chậm thông quan gây ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu, hay các địa phương phía bạn có những điều chỉnh về chính sách biên mậu và giá cả thu mua, khiến các DN XK nông sản VN phải “chịu trận”!
Để đối phó với sự sụt giảm kim ngạch XK cũng như biến động tỷ giá, phần lớn DN đều chọn giải pháp tiết giảm chi phí, giảm giá cho khách hàng… Tuy nhiên, về lâu dài, theo nhận định của các chuyên gia, chúng ta cần kiên định đi theo nhóm giải pháp đang thực hiện gần đây giảm phụ thuộc vào thị trường TQ bằng cách khai thông các thị trường khác, thí dụ như EU, Mỹ, Nhật Bản…
Mở rộng thị trường, đặc biệt sang thị trường khó tính là không đơn giản. Tìm đường sang các thị trường khác, chúng ta sẽ vấp phải nhiều vấn đề về hàng rào kỹ thuật, sự cạnh tranh lớn từ những đối thủ khác. Để vượt qua những rào cản này, DN cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác, sản xuất, khả năng xây dựng thị trường cũng như vốn liếng tài chính. Khó, nhưng DN Việt phải làm để tự cứu mình! Có như thế, các nhà DN VN mới dần thoát khỏi được căn bệnh kinh niên “nhức đầu, sổ mũi” mỗi khi thị trường láng giềng có động thái “hắt hơi”…
Đối với DN ngành cao su, để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ việc TQ phá giá đồng NDT, các DN cần đa dạng hóa thị trường, từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường TQ, kết hợp với việc cắt giảm giá thành, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy XK. Đồng thời, DN cần chú trọng hơn nữa việc khai thác tiềm năng thị trường nội địa và chuyển đổi cơ cấu chủng loại cao su cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ chung trên thế giới, thay vì chỉ tập trung vào thị trường TQ, vốn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Phú Vinh
Nguồn: tapchicaosu.vn
 
You are here: Home Bản tin Hiệp Hội Cao Su Việt Nam Doanh nghiệp phải hành động để tự cứu mình.